Ngày nay, do nhiệt độ thất thường do biến đổi khí hậu, nắng nóng là điều thường xuyên xảy ra dẫn đến nguy cơ cháy nổ rất cao. Vì vậy, bạn cần nắm rõ các quy trình tổ chức chữa cháy cần thiết để có thể xử lý kịp thời khi có hỏa hoạn xảy ra.
Quy trình chữa cháy cơ bản
- Bước 1: Bình tĩnh xử lý khi xảy ra cháy nổ
- Bước 2: Báo động để mọi người xung quanh biết có cháy xảy ra bằng cách nhanh nhất
- Bước 3: Lập tức ngắt điện toàn khu vực bị cháy
- Bước 4: Báo ngay cho lực lượng Phòng cháy chữa cháy theo đường dây nóng 114
- Bước 5: Sử dụng các phương tiện chữa cháy có sẵn để dập tắt đám cháy
- Bước 6: Cứu những người bị nạn, những người có khả năng thoát được khỏi đám cháy
- Bước 7: Di chuyển các tài sản, hàng hóa lưu động và các chất dễ cháy ra nơi an toàn
Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy
Trước khi tìm hiểu các bước phòng cháy cơ bản, bạn cần biết được nguyên tắc chung mà Luật Phòng cháy chữa hiện hành đã quy định khi thực hiện phòng cháy chữa cháy như sau:
- Vận động toàn dân hợp lực tham gia công tác phòng cháy và chữa cháy.
- Trong công tác chữa cháy, công tác phòng ngừa phải được đặt lên hàng đầu, phải chủ động ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.
- Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy có thể dập tắt nhanh chóng, hiệu quả.
- Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được tiến hành và giải quyết bằng sức lực và phương tiện tại chỗ.
Quy trình tổ chức chữa cháy tại chỗ
Dưới đây là 7 bước để đảm bảo an toàn khi có đám cháy xảy ra, cụ thể như sau:
Bước 1: Bình tĩnh xử lý khi xảy ra cháy nổ
– Đầu tiên, bạn cần nhanh chóng xác định điểm dễ xảy ra cháy nổ.
– Sau đó nhanh chóng đưa ra các giải pháp ứng phó và chữa cháy.
Bước 2: Báo động để mọi người xung quanh biết có cháy xảy ra bằng cách nhanh nhất
– Hét to để mọi người thông báo cho nhau.
– Tiếp theo, bấm chuông hệ thống báo cháy gần nhất để mọi người di chuyển đến nơi an toàn, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
Bước 3: Lập tức ngắt điện toàn khu vực bị cháy
– Cần cắt ngay cầu dao điện cùng các dụng cụ cách điện (kìm điện, ủng, găng tay cách điện…) để ngắt nguồn điện cung cấp cho toàn bộ khu vực bị cháy, tránh tình trạng “rò điện” nguy hiểm đến tính mạng. Đồng thời hạn chế được việc cháy lan dẫn đến chập điện.
Bước 4: Báo ngay cho lực lượng Phòng cháy chữa cháy bằng đường dây nóng 114
Nếu phát hiện đám cháy ngày càng lan rộng và không thể khống chế được thì phải gọi ngay cho đường dây nóng 114 để báo động và ứng cứu.
Lưu ý: Trong quá trình điện báo cần ghi cụ thể địa chỉ, thông tin công trình, quy mô đám cháy, có người bị nạn trong đám cháy để lực lượng chữa cháy chủ động xuất kích trong công tác cứu nạn, cứu hộ. cứu hộ, cứu nạn cần thiết.
Bước 5: Sử dụng các phương tiện chữa cháy có sẵn để dập tắt đám cháy
– Ngay khi phát hiện đám cháy, bạn cần sử dụng ngay các phương tiện chữa cháy gần nhất để dập tắt, kiểm soát, hạn chế việc lan rộng của lửa. Điển hình như:
- Bình chữa cháy (bình bột, bình khí CO2,….)
- Mền chữa cháy, cát,…
- Nước (tránh dùng nước chữa cháy khi chất cháy là dầu, xăng,… )
- Nếu có vòi chữa cháy và lăng trụ phun nước thì nhanh chóng sử dụng để phun vào đám cháy.
Ngoài ra, bạn cũng nên phối hợp với mọi người (trong điều kiện cho phép) để di dời người bị nạn, tài sản có giá trị ra khỏi đám cháy.
Bước 6: Cứu những người bị nạn, những người có khả năng thoát được khỏi đám cháy
Trong điều kiện cho phép, nếu được bạn cũng có thể phối hợp với mọi người để di dời người bị nạn, tài sản có giá trị ra khỏi đám cháy.
Bước 7: Di chuyển các tài sản, hàng hóa lưu động và các chất dễ cháy ra nơi an toàn
Nếu đám cháy chưa lan đến khu vực có chứa tài sản giá trị, trong điều kiện cho phép bạn cũng có thể phối hợp với mọi người di dời chúng ra bên ngoài để tạo các khoảng trống chống cháy lan.
Các phương pháp phòng cháy cơ bản
Cháy, nổ là một tai nạn bất ngờ có thể xảy ra mà bạn không thể đoán trước được. Nó cũng dẫn đến những thiệt hại không nhỏ về người và tài sản của cá nhân, nhà nước và doanh nghiệp. Chính vì vậy, mỗi người chúng ta cần phải biết được những biện pháp phòng chống cháy, nổ cơ bản nhất để có thể nâng cao nhận thức, hạn chế tối đa những thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra.
Dưới đây là các biện pháp phòng cháy chữa cháy cơ bản của Luật phòng cháy chữa cháy (Cập nhập 2022)
A. BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mục tiêu các biện pháp phòng cháy được sử dụng chủ yếu là:
1. Tạo môi trường không cháy và khó cháy bằng cách thay thế các khâu sản xuất kinh doanh, môi trường, thiết bị vật liệu…từ dễ cháy, có nguy hiểm cháy, trở thành không cháy và khó cháy.
2. Ngăn chặn triệt tiêu nguồn nhiệt gây cháy, quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt sử dụng trong sản xuất hoạt động kinh doanh, trong sinh hoạt.
3. Cách ly chất cháy với nguồn lửa, nguồn nhiệt với máy móc htiết bị với các khâu hoạt động sản xuất có khả năng sinh nhiệt, gây cháy.
4. Hạn chế diện tích sản xuất, diện tích bảo quản chất cháy với máy móc thiết bị tới mức cần thiết.
5. Ngăn chặn đường phát triển của lửa như xây tường ngăn cháy, cửa ngăn cháy đê bao vành đai trống, lắp đặt thiết bị chống cháy lan.
6. Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữ cháy tự động, bán tự động.
B. PHƯƠNG PHÁP CHỮA CHÁY
Có 3 phương pháp chữa cháy cơ bản:
1. Ngăn cách ôxy với chất cháy (cách ly):
Cách làm này chính là việc cách ly ôxy với chất cháy hoặc tách rời chất cháy ra khỏi vùng chá.
Đồng thời, bạn cũng có thể dùng thiết bị, chất chữa cháy (nắp đậy chậu, đất cát, bọt chữa cháy, chăn nệm, bao tải, vải bạt,…) đậy, úp, chụp lên bề mặt của chất cháy để ngăn chặn chất cháy tiếp xúc với khí oxi bên ngoài. Sau đó, tiến hành di chuyển vật cháy ra khỏi vùng cháy.
2. Làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp chất cháy ( làm ngạt)
Là phương pháp dùng các chất không tham gia phản ứng cháy (CO2, nitơ ( N2) bọt trơ) phun vào vùng cháy. Tác dụng của việc làm này chính là làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp cháy tới mức bị ngạt không duy trì được sự cháy.
3. Phương pháp làm lạnh (thu nhiệt)
Là cách dùng các chất chữ cháy có khả năng thu nhiệt, làm giảm nhiệt của đám cháy sao cho nhiệt của chúng nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy của chất cháy thì khi đó đám cháy sẽ tắt. Một trong những chất chữa cháy hiệu quả được dùng phổ biến là khí trơ lạnh CO2, N2 H2O.
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng nước chữa cháy, bạn cần tránh không dùng chúng để chữa các đám cháy đang có điện, hóa chất kỵ nước (xăng, dầu, gas) và đám cháy có nhiệt độ cao trên 1900°C mà nước ít.
C. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT SỰ CỐ CHÁY XẢY RA
Cần thực hiện khẩn trương các công việc sau khi phát hiện đám cháy xảy ra:
1. Báo động cháy ( tự động, kẻng, tri hô)
2. Cắt điện khu vực cháy
3. Tổ chức cứu người bị nạn, tổ chức giải thoát cho người và di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cháy.
4. Tổ chức lực lượng sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để cứu chữa đám cháy.
5. Gọi điện báo cháy cho đội chữa cháy chuyên nghiệp gần nhất hoặc báo về trung tâm chữa cháy của thành phố ( sđt 114).
6. Bảo vệ ngăn chặn phần tử xấu lợi dụng chữa cháy để lấy cắp tài sản, giữ gìn trật tự phục vụ chữa cháy thuận lợi.
7. Hướng dẫn đường nơi đỗ xem nguồn nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khi tới hỗ trợ.
8. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp cứu chữa đám cháy.
9. Triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường cháy sau khi dâp tắt đám cháy.
Cách kiểm tra bình khí chữa cháy
Thời gian kiểm tra bình chữa cháy bột
Một trong những quy trình quan trọng để đảm bảo an toàn cho quá trình sử dụng hệ thống pccc chính là việc kiểm tra thiết bị pccc thường xuyên. Việc làm này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những rủi ro không mong muốn.
Thời gian kiểm tra bình chữa cháy ở mỗi nơi là khác nhau tuỳ theo vị trí lắp đặt thiết bị. Cụ thể:
- Nếu bình được ở những nơi có thể xảy ra hoả hoạn cao (kho xưởng, công ty…): Cần kiểm tra bình chữa cháy mỗi tháng 1 lần.
- Đối với những nơi khác cũng như bình đã qua sử dụng và đã được nạp sạc lại: Nên kiểm tra 6 tháng hoặc 12 tháng đối với bình chữa cháy mới.
- Sau 5 năm sử dụng: Bạn cần nạp sạc lượng khí, chất chữa cháy mới. Nhưng trước hết bạn cần kiểm tra thủy lực, tình trạng hiện tại của vỏ, bình còn đạt tiêu chuẩn hay không mới tiến hành sử dụng tiếp.
– Quy trình kiểm tra thiết bị pccc – bình chữa cháy bột
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, quy trình kiểm tra bình chữa cháy bột cần thực hiện đúng theo tiêu chuẩn, khắc khe. Cụ thể:
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kiểm tra đồng hồ bình chữa cháy bột để kiểm tra tình trạng của thiết bị pccc này.
– Hướng dẫn cách xem đồng hồ bình chữa cháy bột
Hầu hết trên mặt đồng hồ của bình chữa cháy bột thường có 3 vạch:
- Màu xanh: áp lực khí nén đủ để đẩy bột ra ngoài.
- Màu đỏ: áp lực khí nén không đủ để đẩy bột ra ngoài.
- Màu vàng: áp lực khí nén trong bình đã vượt quá mức cho phép.
Và nếu như kim chỉ về vạch đỏ thì có nghĩa bình đã gần hết và cần phải được nạp sạc lại bạn nhé!
Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy
Bước 1: Di chuyển bình đến địa điểm cháy, nổ
Bước 2: Tiến hành rút chốt
Bước 3: Bóp van xịt vào đám cháy đến khi nào kiểm soát được đám cháy là xong.
Một số câu hỏi thường gặp về quy trình tổ chức chữa cháy
Chữa cháy là gì?
Theo quy định tại khoản 9 Điều Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2013: “Chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy.”
Nguyên tắc đầu tiên khi phun các chất chữa cháy vào đám cháy là gì?
Đầu tiên, bạn phải xác định được hướng phát triển của đám cháy (hướng gió, hướng trao đổi không khí, cách sắp xếp các loại chất cháy,..) mà lửa có thể lan truyền nhanh nhất bằng cách phun nước đến vào gốc lửa.
Sau đó, bạn tiến hành phá dỡ các bộ phận nhà cửa nhằm hạ thấp ngọn lửa, hạn chế cháy lan hoặc bạn cũng có thể dỡ tạo khoảng cách để chặn đứng đám cháy.
Tiếp đến, bạn di chuyển các chất cháy phía trước ngọn lửa lan truyền để tạo khoảng cách, tránh để lửa lan đến.
Cũng theo đó, các lăng phun nước đầu tiên có tác dụng khống chế không cho lửa lan tràn và có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả, kết quả cứu chữa vụ cháy nên bạn cần nên đặc biệt lưu ý.
Không dùng chất chữa cháy nào để chữa cháy các đám cháy xăng dầu
Tuyệt đối phải cẩn thận không dùng nước để dập lửa dầu. Nguyên nhân là do dầu nhẹ hơn nước nên khi dùng nước chữa cháy sẽ khiến xăng nổi lên trên. Phương pháp này không những không dập tắt được đám cháy mà còn khiến đám cháy lan rộng hơn.
Ngoài ra, bạn không nên sử dụng bình chữa cháy CO2 để dập tắt đám cháy. Do thùng nước nặng, khó di chuyển nên nếu không biết cách sử dụng, rất dễ bị tê cóng và khiến đám cháy lan nhanh hơn, nhất là những nơi có gió lớn.
Do đó, để chữa cháy xăng, nên sử dụng bình chữa cháy bột khô, bình chữa cháy gốc nước sinh học và bình chữa cháy tự động.
Nguyên nhân nào dẫn đến cháy nổ nhiều nhất ở nước ta trong những năm gần đây ?
Một số nguyên nhân sau cũng gây ra tình trạng cháy nổ nhiều ở nước ta trong những năm gần đây được kể đến như:
- Thời tiết: Dạo gần đây, nước ta đang bước vào thời tiết nắng nóng đỉnh điểm. Điển hình ở một số nơi, nhiệt độ có thể lên đến 39 – 41 độ C cùng với nhu cầu sử dụng điện năng cao.
- Do nguồn điện: Các sự cố chập điện, sử dụng điện năng quá tải cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng cháy nổ
- Hộ gia đình kết hợp với kinh doanh: Diện tích chật hẹp của các hoạt động kinh doanh như: tiệm tạp hóa, phòng trà,… chính là những nơi tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao.
- Thiết kế của ngôi nhà: Với sự phát triển dân số xã hội, đất đai ngày nay được ví von “tất đất tất vàng”. Do đó, các ngôi nhà dạng ống mọc lên san sát, ít có cửa thoát hiểm nên tình trạng thương vong cho chập điện là rất cao.
- Sự bất cẩn của con người: Sử dụng quá nhiều thiết bị tạo nhiệt như đèn, máy phát điện mini, lò sưởi,…cùng lúc, bất cẩn trong việc gạt tàn thuốc lá, để hoá chất bừa bãi,…
Để đảm bảo an toàn phòng cháy ở nơi làm việc anh chỉ cần phải làm gì ?
Để có thể đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tại nơi làm việc bạn cần nắm rõ các điều sau:
1. Ban hành và tổ chức thực hiện quy định an toàn PCCC; niêm yết nội quy PCCC; biển cấm lửa; tiêu lệnh chữa cháy tại những nơi có nguy hiểm cháy, nổ; niêm yết sơ đồ, biển chỉ dẫn thoát nạn.
2. Tổ chức tuyên truyền; phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC.
3. Chỉ đạo tổ chức công đoàn; đoàn thanh niên; hội phụ nữ đưa nội dung PCCC vào chương trình hoạt động để phát động đoàn viên, hội viên tham gia PCCC. Tổ chức cho các tập thể và cá nhân ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC.
4. Không lập bàn thờ; thắp hương; nến thờ cúng tại trụ sở cơ quan.
5. Không tàng trữ các chất nguy hiểm cháy như: xăng dầu, gas.
6. Không sử dụng vật liệu dễ cháy để trang trí nội thất, ốp trần, tường, vách ngăn…
7. Thường xuyên tự kiểm tra an toàn PCCC, khắc phục những thiếu sót về PCCC, thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của cơ quan Cảnh sát PCCC.
8. Lắp đặt hệ thống điện theo đúng quy định an toàn PCCC; lắp đặt antomat từ nguồn cấp điện chính, cho từng tầng, từng phòng làm việc và từng thiết bị có công suất lớn; kiểm tra, cắt điện đối với hệ thống điên; thiết bị điện không cần thiết trong giờ nghỉ hoặc khi hết giờ làm việc.
9. Quy định nơi hút thuốc; có thùng đựng mẩu thuốc lá không cháy
10. Trang bị đủ phương tiện chữa cháy tại chỗ phù hợp với yêu cầu chữa cháy của từng khu vực; thiết bị cứu người; hướng dẫn cán bộ công nhân viên sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị đó.
11. Tổ chức lực lượng PCCC cơ sở, huấn luyện nghiệp vụ PCCC và duy trì hoạt động thường xuyên đối với lực lượng này.
12. Đầu tư kinh phí cần thiết cho hoạt động PCCC.
13. Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, trong đó có giả định tình huống cháy lớn; phức tạp nhất, có huy động sự tham gia phối hợp lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan; đơn vị.
14. Khi xảy ra cháy, tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho Sở Cảnh sát PCCC thành phố; qua số máy 114 và huy động lực lượng, phương tiện để chữa cháy.
15. Phổ biến cho toàn thể cán bộ, công nhân viên trong cơ quan biết các nội dung trên.
Trách nhiệm phòng cháy chữa cháy thuộc về ai?
Khoản 1 Điều 5 Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định rằng phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghĩa là ai cũng có trách nhiệm phòng cháy chữa cháy chứ không riêng gì các cơ quan chức năng.
Trên đây là quy trình tổ chức chữa cháy mà Pyrovia chúng tôi đã tổng hợp được. Mong rằng thông qua bài viết này các bạn hoàn toàn có thể biết được quy trình tổ chức chữa cháy một cách dễ dàng. Nếu có gì thắc mắc bạn cũng có thể bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn. Xin cảm ơn!