Định dạng của kế hoạch chữa cháy cơ sở được sử dụng bởi cơ quan chịu trách nhiệm phát triển kế hoạch chữa cháy. Mẫu phương án PCCC cơ sở sản xuất kinh doanh mới nhất năm 2022 là gì? Làm thế nào để phát triển một mô tả chi tiết của kế hoạch phòng cháy chữa cháy?
Một trong những giấy tờ không thể thiếu trong quá trình xin giấy phép phòng cháy chữa cháy là phương án phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập phương án PCCC và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Mẫu phương án phòng cháy chữa cháy của cơ sở
Tải Mẫu PDF Tại Đây
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TỔNG THỂ CỦA CƠ SỞ(2)
A. ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY
I. Vị trí địa lý: (3)…..
– Phía Đông giáp:…..
– Phía Tây giáp: ….
– Phía Nam giáp: …..
– Phía Bắc giáp: …..
II. Giao thông phục vụ chữa cháy:(4)
III. Nguồn nước chữa cháy:(5)
TT | Nguồn nước | Trữ lượng (m³) hoặc lưu lượng (l/s) | Vị trí, khoảng cách nguồn nước | Những điểm cần lưu ý |
I | Bên trong: | |||
II | Bên ngoài: | |||
IV. Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc:(6)
V. Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ:(7)
1. Tổ chức lực lượng:
2. Lực lượng thường trực chữa cháy:
VI. Phương tiện chữa cháy của cơ sở:(8)
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY
I. Phương án xử lý tình huống cháy phức tạp nhất:
1. Giả định tình huống cháy phức tạp nhất:(9)
2. Tổ chức triển khai chữa cháy:(10)
3. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy:(11)
4. Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt để chữa cháy:(12)
II. Phương án xử lý các tình huống cháy đặc trưng: (13)
1. Tình huống 1:
2. Tình huống 2:
Tình huống
C. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY (14)
TT | Ngày, tháng, năm | Nội dung bổ sung, chỉnh lý | Người xây dựng phương án ký | Người phê duyệt phương án ký |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
D. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY (15)
Ngày, tháng, năm | Nội dung, hình thức học tập, thực tập | Tình huống cháy | Lực lượng, phương tiện tham gia | Nhận xét, đánh giá kết quả |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Hướng dẫn chi tiết cách lập phương án phòng cháy chữa cháy:
Chú ý: Mẫu phương án chữa cháy có thể co giãn số trang tùy theo mức độ nội dung cụ thể.
(1) – Tên của cơ sở; thôn, ấp, bản, tổ dân phố. khu rừng, phương tiện giao thông cơ giới đặc biệt ghi theo tên giao dịch hành chính.
(2) – Sơ đồ mặt bằng tổng thể: Cần thể hiện rõ kích thước, tên gọi, đặc điểm sử dụng của các hạng mục, nhà, công trình, đường giao thông, nguồn nước trong cơ sở; vị trí và kích thước đường giao thông; vị trí và trữ lượng các nguồn nước chữa cháy tiếp giáp xung quanh. (Có thể sử dụng khổ giấy lớn hơn A4)
Đối với cơ sở là nhà cao tầng phải có thêm sơ đồ mặt cắt đứng và mặt bằng tầng điển hình.
(3) – Vị trí địa lý: Ghi sơ lược vị trí cơ sở nằm ở khu vực nào, cách trung tâm quận, huyện… bao nhiêu km; các công trình, đường phố, sông, hồ…. tiếp giáp theo bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
Xem thêm: Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy
(4) – Giao thông phục vụ chữa cháy: Ghi đặc điểm các tuyến đường chính phục vụ công tác chữa cháy.
(5) – Nguồn nước chữa cháy: Thống kê tất cả các nguồn nước có thể trực tiếp phục vụ chữa cháy bên trong cơ sở và tiếp giáp với cơ sở như: bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh, rạch, trụ, bến lấy nước, hố lấy nước…, ghi rõ khả năng lấy nước vào các mùa, thời điểm trong ngày; chỉ dẫn vị trí, khoảng cách tới các nguồn nước ở bên ngoài.
(6) – Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc: Ghi rõ đặc điểm kiến trúc, xây dựng và bố trí các hạng mục công trình (số đơn nguyên, số tầng, bậc chịu lửa, diện tích mặt bằng, loại vật liệu của các cấu kiện xây dựng chủ yếu như tường, cột, trần, sàn, mái…; phân tích tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục công trình liên quan đến nguy hiểm cháy, nổ, độc, đặc điểm dây chuyền sản xuất, số người thường xuyên có mặt; nêu đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của các chất cháy chủ yếu: Loại chất cháy, vị trí bố trí, sắp xếp, số lượng, khối lượng, đặc điểm cháy, yếu tố độc hại khi cháy, khả năng cháy lan ra khu vực xung quanh.
(7) – Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ: Ghi rõ tổ chức (tổ hay đội), người phụ trách, số lượng đội viên phòng cháy chữa cháy và số người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy, số người thường trực trong và ngoài giờ làm việc.
(8) – Phương tiện chữa cháy của cơ sở: Ghi rõ chủng loại, số lượng, vị trí bố trí phương tiện chữa cháy (chỉ thống kê phương tiện chữa cháy đảm bảo chất lượng theo quy định).
(9) – Nội dung giả định tình huống cháy phức tạp nhất: Giả định tình huống cháy xảy ra ở khu vực dễ dẫn đến cháy lan, tạo thành đám cháy lớn, phát triển phức tạp đe dọa hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng của nhiều người, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, đồng thời gây khó khăn, phức tạp cho việc chữa cháy mà cần phải huy động nhiều người và phương tiện mới có thể xử lý được, cần giả định rõ thời điểm xảy ra cháy, nơi xuất phát cháy và chất cháy chủ yếu, nguyên nhân xảy ra cháy, thời gian cháy tự do và quy mô, diện tích đám cháy tính đến thời điểm triển khai chữa cháy của lực lượng tại chỗ; dự kiến xuất hiện những yếu tố gây ảnh hưởng tác động lớn tới việc chữa cháy như: Nhiệt độ cao, nhiều khói, khí độc, sụp đổ công trình…..; dự kiến vị trí và số lượng người bị kẹt hoặc bị nạn trong khu vực cháy.
(10) – Tổ chức triển khai chữa cháy: Ghi rõ nhiệm vụ của người chỉ huy, của từng người, từng bộ phận trong việc báo cháy, cắt điện, triển khai các biện pháp dập tắt đám cháy, chống cháy lan, hướng dẫn thoát nạn và tổ chức cứu người, cứu và di tản tài sản; đón tiếp các lực lượng được cấp có thẩm quyền huy động đến chữa cháy; đảm bảo hậu cần và thực hiện các hoạt động phục vụ chữa cháy khác: bảo vệ hiện trường và khắc phục hậu quả vụ cháy.
(11) – Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy: Vẽ sơ đồ thể hiện rõ vị trí và kích thước đám cháy ở hạng mục của nhà, công trình hoặc khu vực cụ thể trong cơ sở; hướng gió chủ đạo; các vị trí bố trí triển khai lực lượng, phương tiện để dập cháy, chống cháy lan, hướng dẫn tự thoát nạn và tổ chức cứu người, di tản tài sản; hướng tấn công chính… (Các ký hiệu, hình vẽ trên sơ đồ thống nhất theo quy định).
Xem thêm: Hỏi về thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy
(12) – Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt để chữa cháy: Ghi rõ những nội dung nhiệm vụ mà người chỉ huy chữa cháy tại chỗ cần phải thực hiện, trong đó chú ý đến việc báo cáo tình hình về đám cháy, công tác chữa cháy đang tiến hành và những việc liên quan với người chỉ huy chữa cháy thuộc cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi người chỉ huy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến đám cháy, nhiệm vụ tiếp tục tham gia chữa cháy và bảo đảm các điều kiện cần thiết nếu đám cháy có khả năng kéo dài.
(13) – Phương án xử lý một số tình huống cháy đặc trưng: Giả định tình huống cháy xảy ra ở từng khu vực, hạng mục công trình có tính chất nguy hiểm về cháy, nổ khác nhau và việc tổ chức chữa cháy cũng khác nhau; các tình huống sắp xếp theo thứ tự “Tình huống 1, 2, 3,..”; nội dung từng tình huống được ghi tóm tắt theo thứ tự và số lượng lực lượng, phương tiện của các bộ phận cần huy động và bố trí triển khai làm gì, ở vị trí nào; nội dung tóm tắt nhiệm vụ cơ bản của chỉ huy và đội viên ở các bộ phận trong cơ sở được huy động chữa cháy (Cách ghi tương tự như tình huống cháy phức tạp nhất và có sơ đồ chữa cháy kèm theo).
(14) – Bổ sung chỉnh lý phương án chữa cháy: Ghi rõ trường hợp thay đổi có liên quan đến việc tổ chức chữa cháy nhưng chưa đến mức làm thay đổi cơ bản nội dung phương án chữa cháy. Trường hợp có thay đổi lớn cơ bản làm ảnh hưởng đến nội dung phương án thì phải tiến hành xây dựng lại theo quy định.
(15) – Theo dõi học và thực tập phương án chữa cháy: Ghi rõ việc đã tổ chức học và thực tập các tình huống cháy trong phương án, có sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện đã thực tập và đính kèm vào phương án chữa cháy này.
(16) – Chức danh người phê duyệt phương án chữa cháy.
(17) – Chức danh người có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy, đối với phương án chữa cháy thuộc thẩm quyền phê duyệt cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thì người đứng đầu cơ sở ký tên, đóng dấu.
Hồ sơ phòng cháy chữa cháy.
Hồ sơ phòng cháy chữa cháy là một loại hồ sơ đặc thù mà không phải kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng có thể tự làm hoàn chỉnh được. Để doạn một bộ hồ sơ hoàn chỉnh đồi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, nhất là trong xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy. Bên cạnh đó phải am hiểu về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy thì mới tính toán được các thiết bị phương tiện PCCC cần trang bị cho cơ sở. Kết hợp được hai điều kiện trên thì mới đạt yêu cầu để cơ quan Cảnh sat PCCC kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện cho cơ sở.
Các đối tượng nào cần thực hiện hồ sơ phòng cháy chữa cháy
– Nhà ở, khách sạn, văn phòng làm việc, nhà cho thuê văn phòng có chiều cao từ 7 tầng trở lên.
– Cơ sở sản xuất gia công, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
– Kho xăng dầu có tổng dng tích 5,000m3 trở lên, kho khí đốt hóa lỏng có tổng trọng lượng khí từ 600kg trở lên.
– Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hóa lỏng.
– Chợ kiên cố hoặc bán kiên cố có tổng diện tích kinh doanh 1,200m3 trở lên hoặc có từ 300 hộ kinh doanh trở lên. Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa có tổng diện tích các gian hàng từ 300m2 trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1000m3 trở lên.
– Nhà máy thủy điện có công suất từ 100000kw trở lên, nhà máy thủy điện có công suất từ 20000kww trở lên, trạm biến áp có điện áp từ 220kv trở lên.
– Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN CÓ HỒ SƠ PCCC
Hồ sơ PCCC sẽ tùy theo quy mô và tính chất hoạt động của cơ sở, có các trường hợp cần làm hồ sơ khác nhau. Có 03 trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Hồ sơ quản lý PCCC cơ sở do cơ quan Cảnh sát PCCC lập toàn bộ để quản lý cơ sở. Áp dụng đối với các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao ( thuộc Phụ lục I Thông tư 66/2014/TT-BCA).
Trường hợp 2: Hồ sơ quản lý PCCC do cơ sở tự lập, sau đó nộp phương qán chữa cháy cho Cảnh sát PCCC phê duyệt ( Áp dụng với các cơ sở thuộc Phụ lục II Nghị định 79/2014/NĐ-CP).
Trường hợp 3: Hồ sơ quản lý PCCC do cơ sở tự lập, tự phê duyệt phương án chữa cháy ( Áp dụng cho các cơ sở không thuộc Phụ Lục 2 nêu trên).
Thông thường các chủ sở hữu được cảnh sát yêu cầu tự xây dựng hồ sơ quản lý PCCC là các cơ sở thuộc trường hợp 2 và 3. Trách nhiệm của cơ sở là phải tự tìm hiểu và xây dựng hồ sơ, Cảnh sát pccc sẽ kiểm tra, phê duyệt, yêu cầu chỉnh sửa hồ sơ bổ sung nếu làm sai, xử phạt nếu không lập theo quy định.
Thành phần hồ sơ phòng cháy chữa cháy tại cơ sở, doanh nghiệp
Theo quy định tại điều 3 thông tư số 66/2014/TT-BCA, quy định hồ sơ quản lý về PCCC của cơ sở do người đứng đầu cơ sở lập và lưu giữu gồm:
– Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản theo chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy chữa cháy.
– Hồ sơ thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có). văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (nếu có).
– Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có hiểm về cháy, nổ của cơ sở. Sơ đồ bố trí khu vực nhiều nahf dễ cháy. Vị trí nguồn nước chữa cháy của khu dân cư.
– Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phong cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng chays và chữa cháy chuyên nghành.
– Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt. Phương án chữa cháy của cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy.
– biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy. Văn bản đê xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy. Biên bản vi phạm và quyết định vi phạm hành chính về phòng cháy chữa cháy (nếu có).
– Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chứa cháy. Sổ theo dõi hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chứa cháy cơ sở, chuyê ngành. Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
– Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy. Hồ sơ vụ cháy, nổ (nêu có)
– Nếu cơ sở của bạn không thuộc diện phải thiết kế, thẩm duyệt nghiệm thu theo quy định tại phụ lục IV của nghị định 79/2014/NĐ-CP thì hồ sơ quản lý về phòng cháy chữa cháy đơn giản hơn, bao gồm:
– Nội dung phòng cháy chữa cháy, nội quy sử dụng điện.
– Quyết định thành lập lực lượng PCCC tại cơ sở.
– Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC của nhân viên.
– Phương án chữa cháy của cơ sở.
– bảng thống kê chữa cháy của cơ sở.
– Bảng thống kê các phương tiện chữa cháy tại cơ sở.
Quy trình nộp hồ sơ phòng cháy chữa cháy
Sau khi soạn xong hồ sơ và trang thiết bị phòng cháy chữa cháy thực tế.
Nộp hồ sơ đến cảnh sát phòng cháy chữa cháy để được kiểm tra và cấp biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Trong hồ sơ phòng cháy chữa cháy, thành phần quan trọng nhất là phương án chữa cháy của cơ sở. phương án phải được xây dựng theo đúng quy định thì mới được cơ qaun cảnh sát PCCC chấp nhận. Phương án chữa cháy của cơ sở phải được lập theo biểu mẫu PC11 Ban hành theo Thông tư số 66/2014 theo hướng dẫn của Bộ Công An.
Ý nghĩa của phương án chữa cháy.
Dùng để lên kế hoạch thực tập phương án PCCC tại cơ sở với sự giám sát và hướng dẫn của cán bộ quản lý PCCC địa phương. Về mặt ý nghĩa là vậy, nhưng đối với các công ty nhỏ việc thực tập là điều xa xỉ, bởi vì không có nhiều điều kiện về tài chính, nhân lực để làm điều này.
Chúng ta có thể lập hồ sơ để hiểu rõ hơn về quy trình này, để có thể hiểu hơn về cách hoạt động khi có sự cố thực tập xảy ra.
Ý nghĩa của việc lập phương án PCCC đó là:
– Nắm rõ tình hình về nhân lực và phương tiện PCCC của cơ sở
– Nắm rõ vị trí địa lý, cách vận hành xảy ra đám cháy
– Các xử lý, cứu hộ nếu có sự cố cháy nổ xảy ra
– Kiểm tra xem phương án như vậy có hợp lý hay chưa hợp lý
Những Câu Hỏi Liên Quan Đến Phương Án PCCC
Khi nào phải có thuyết minh phòng cháy chữa cháy
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư nhà em có kinh doanh nhà nghỉ 5 năm rồi nhưng vừa rồi bố em bàn giao cho em hôm 6/12/2015 có 2 cán bộ Phòng cháy chữa cháy đến kiểm tra hành chính về công tác phòng cháy chữa cháy và có ghi biên bản .
1. Thiếu giấy tập huấn (vì hết hạn)
2. Thuyết minh phòng cháy chữa cháy bảo với em là quy định mới hôm nay lên tim hiểu pháp luật thì mới biết nhà em không cần loại này, dịch vụ đưa bảng thuyết minh phòng cháy chữa cháy. Em tìm hiểu thì cơ sở em không cần loại giấy này 2 đồng chí đó nói chuyện với em là tới này làm giúp em, nhà em 5 tầng (5x15x15 = 1.350m3) bên công ty xem thủ tục của em đã đủ chưa tư vấn giúp em, em cam ơn!
Luật sư tư vấn:
Nội dung bạn trình bày chưa rõ ràng về nội dung xử phạt hay yêu cầu của bên phía cơ quan công an kiểm tra. Tuy nhiên để xem xét trường hợp của bên bạn, bạn có thể tham khảo quy định tại các văn bản pháp lý sau:
+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013.
+ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2014
+ Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014
Tuy nhiên theo quy định của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2014. Nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên là cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy. Phải thông báo với cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy khi đưa vào sử đụng.
Theo thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 trường hợp của bạn không phải xây dựng phương án chữa cháy. Tuy nhiên vẫn phải đáp ứng được tất cả những điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy.
Thuê lại kho có cần làm phương án phòng cháy chữa cháy không?
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi đi thuê kho tầm 500m2 có phải làm hồ sơ và phương án phòng cháy chữa cháy riêng không. Công ty cho thuê kho thì có đầy đủ hồ sơ và phương án phòng cháy chữa cháy của công ty đó rồi.
Luật sư tư vấn:
Điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP Nghị định hướng dẫn Luật phòng cháy chữa cháy có quy định như sau:
Điều 7. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
1. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
b) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
c) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
d) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
đ) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
e) Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
g) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
h) Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
i) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
2. Các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều này phải được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
Theo thông tin bạn trình bày, công ty cho thuê kho đã có phương án phòng cháy, chữa cháy của công ty, nay cho công ty bạn thuê lại kho rộng 500m2. Tuy nhiên hiện nay, công ty bạn thuê lại và sử dụng kho này, không rõ công ty bạn thuê lại kho để sử dụng vào mục đích gì, để chứa loại hàng hóa như thế nào, do đó, bạn cần căn cứ vào các quy định trên cùng với thực tế việc sử dụng kho đó để xem xét các trường hợp:
+ Nếu kho công ty bạn thuê thuộc danh mục công trình cơ sở tại Phụ Lục I Nghị định 79/2014/NĐ-CP mà không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ thì phải đảm bảo điều kiện an toàn về cháy nổ theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở, phù hợp về phòng cháy, chữa cháy( xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy).
+ Nếu kho công ty bạn thuê thuộc danh mục công trình cơ sở tại Phụ lục II Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì bạn phải đảm bảo điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy như điều kiện về nội quy, biển cấm, phương án chữa cháy,… theo quy định của Điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP.
Xử lý hành vi không báo cáo về công tác phòng cháy chữa cháy:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Em làm kinh doanh khí gas hóa lỏng đã được cấp giấy phép đủ điều kiện về an ninh trật tự. Hiện nay cơ quan công an kiểm tra và báo 2 lỗi.
1. Không báo cáo đinh kỳ cho cơ quan có thẩm quyền.
Xem thêm: Phương án phòng cháy, chữa cháy đối với nhà nghỉ
2. 04 bình chứa gas không có tem kiểm định.
Cho em hỏi là với lỗi như vậy thì sẽ bị xử phạt hành chính là bao nhiêu tiền? Em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, đối với việc báo cáo định kỳ, theo quy định của Khoản 7 Điều 25 Nghị định 96/2016/NĐ-CP và Điểm c Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 33/2010/TT-BCA thì đơn vị kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh – trật tự phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình an ninh, trật tự theo hướng dẫn của Bộ Công an, cụ thể là báo cáo định kỳ hàng quý (tuần cuối cùng của tháng thứ ba) cho cơ quan Công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự về tình hình chấp hành các quy định của pháp luật và những vấn đề khác có liên quan đến an ninh, trật tự trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Việc bạn kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, cụ thể là kinh doanh khí gas hóa lỏng mà không báo cáo định kỳ cho cơ quan có thẩm quyền là vi phạm quy định pháp luật, sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a) Khoản 1 Điều 29 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 29. Vi phạm về hồ sơ quản lý công tác an toàn phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy;”
Thứ hai, đối với việc cơ sở bạn có 4 bình chưa gas không có tem kiểm định.
Theo quy định Khoản 1 Điều 17 Nghị định 19/2016/NĐ-CP thì điều kiện đối với chai LPG khi trước khi lưu thông trên thị trường phải thực hiện việc kiểm định, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo quy định của pháp luật; chai LPG đã qua sử dụng phải thực hiện tái kiểm định theo quy định.
Đối với hành vi không có tem kiểm định, sẽ bị xử phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo Điểm b) Khoản 3 Điều 51 Nghị định 97/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 51. Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh LPG của cửa hàng bán LPG chai
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên làm việc tại cửa hàng bán LPG chai theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ký hợp đồng bán LPG chai với thương nhân kinh doanh LPG vượt quá số lượng quy định;
b) Bán LPG chai của thương nhân kinh doanh LPG khác mà không có hợp đồng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán các loại LPG chai không đáp ứng đủ điều kiện lưa thông trên thị trường;
b) Mua, bán LPG và LPG chai trôi nổi trên thị trường không có nguồn gốc xuất xứ;[…]’’.
Trên đây là mẫu phương án phòng cháy chữa cháy chi tiết và các câu hỏi liên quan. Mong rằng mẫu ở trên sẽ giúp ích cho bạn khi lập kế hoạch phòng cháy chữa cháy cho doanh nghiệp và cơ quan nhé.