Lăng phun chữa cháy là thiết bị không thể thiếu trong danh mục thiết bị PCCC của hệ thống PCCC. Lăng phun chữa cháy là một trong những thiết bị quan trọng giúp dập lửa nhanh hơn, góp phần bảo vệ an toàn tài sản và tính mạng con người.
Lăng Chữa Cháy Là Gì?
Lăng phun chữa cháy là bộ phận được gắn với vòi chữa cháy thông qua ren và khớp nối của cuộn vòi chữa cháy. Lăng phun đi kèm với vòi chữa cháy có nhiệm vụ đưa chất chữa cháy vào đám cháy nhằm khống chế và dập tắt đám cháy.
Lăng chữa cháy là gì? Lăng chữa cháy là một phương tiện quan trọng để đưa các chất chữa cháy vào đám cháy, kiểm soát sự lan rộng của đám cháy và dập tắt đám cháy. Tùy từng loại đám cháy sẽ chế tạo vòi chữa cháy phù hợp và phun chất chữa cháy phù hợp.
Tạo ra lưu lượng lớn và áp suất cao khi chữa cháy lớn. Ngoài ra, nó còn phục vụ các mục đích khác, chẳng hạn như làm mát. Vì trong quá trình dập lửa cần có lăng có công suất lớn, áp suất cao.
Ngoài việc ổn định và duy trì sự ổn định của lăng, việc lắp đặt lăng vào các cấu kiện xây dựng cố định cũng rất cần thiết. Một cách khác là lắp đặt trên xe cứu hỏa hoặc xe thang để chữa cháy. Khi được sử dụng như một phương tiện cơ giới, xe chữa cháy phải được trang bị đầy đủ các bộ phận chống cháy và tất cả các bộ điều khiển. Chúng có thể được điều khiển bằng tay hoặc bằng điện.
Cấu tạo lăng phun chữa cháy
Lăng có hình dạng hình nón thu hẹp. Một lăng phun chữa cháy hoàn chỉnh được cấu thành từ 2 phần: phần đầu lăng và phần thân lăng.
Phần đầu lăng chữa cháy
Phần hình côn: Có góc côn khoảng 80 ÷ 150, cho phép giảm tổn thất năng lượng khi biến đổi cột áp thành động năng.
Phần hình trụ tròn: Có chiều dài khoảng 2/3 ÷ 3/4 đường kính cửa ra miệng lăng(đối với lăng giá) hoặc bằng đường kính cửa ra miệng lăng đối với lăng cầm tay nhằm giảm sự tạo thành mặt cắt co hẹp khi dòng cháy ra khỏi miệng lăng.
Phần thân lăng chữa cháy
Có cấu tạo hình côn thu nhỏ, có chiều dài từ 25 – 45cm tùy thuộc vào lăng cầm tay hay lăng giá
Dòng chảy khi ra khỏi miệng lăng chữa cháy hay xảy ra hiện tượng quay tròn quanh trục, làm giảm đáng kể chất lượng tia nước. Để đảm bảo dòng tia đi thẳng, các lăng chữa cháy có lưu lượng vừa và lớn(lăng A và lăng giá) người ta lắp thêm thiết bị nắn dòng.
Kết cấu của lăng có ảnh hưởng đến chất lượng tia nước. Một lăng chữa cháy có kết cấu hoàn chỉnh phải tạo được tia nước đi thẳng khi ra khỏi miệng lăng.
Dòng tia nước của lăng chữa cháy: Là tia nước được phun ra từ lăng chữa cháy không bị giới hạn bởi thành rắn và chuyển động tự do trong môi trường không khí
Cấu tạo tia nước đặc của lăng chữa cháy: Một tia nước chữa cháy có 3 phần rõ rệt: Phần tia nước đặc, phần rời rạc và phần tan rã.
Phân loại lăng chữa cháy
Hiện nay trên thị trường có hai loại lăng phun chính
- Lăng a chữa cháy hay có tên gọi khác lăng phun D65
- Lăng b chữa cháy hay có tên gọi khác lăng phun D50
Hiện nay, trên thị trường lăng chữa cháy được phân loại dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Một vài cách phân loại gồm:
Theo quốc gia sản xuất
Trên thị trường có các sản phẩm sản xuất tư: Việt Nam, Trung quốc, Hàn Quốc, Đức, một số nước khác sản xuất.
– Lăng dùng phun nước chữa cháy: Việc sử dụng phun nước để chữa các đám cháy rắn có đặc tính không kỵ nước. Ngoài ra còn giúp làm mát cho các chiến sĩ trong công cuộc chống cháy, chống lan.
– Lăng sử dụng phun bọt hòa không khí: Ngoài sử dụng lăng phun nước thì việc sử dụng để phun bọt chữa cháy là rất hiệu quả. Tại các đám cháy có đặc tính dễ lan rộng như ở các cơ sở kinh doanh, chế biến và bảo quản sử dụng các chất dễ cháy nổ như xăng dầu. Lăng thường không được dùng trong việc chữa cháy các đám cháy rắn.
Theo đặc điểm cấu tạo lăng
– Lăng chữa cháy cầm tay: Đây là loại lăng sử dụng tay cầm. Chúng có thể dễ dàng di chuyển và được trang bị gọn nhẹ để lực lượng phòng cháy chữa cháy khi tham gia làm nhiệm vụ có thể cầm trực tiếp phun vào đám cháy. Loại này có đường kính miệng lăng từ nhỏ hơn 25mm
– Lăng giá chữa cháy: Đây là loại lăng đã được gắn cố định tại một địa điểm. Chúng có thể di chuyển địa điểm nhưng cần phải được cố định lăng trong quá trình phun các chất chữa cháy vào trong đám cháy. Lăng được sử dụng chủ yếu trong các trường hợp như việc yêu cầu lưu lượng và cột áp lớn. Ngoài ra chúng có đường kính miệng lớn hơn 25mm
Đặc điểm lăng a chữa cháy, lăng b chữa cháy
Đặc điểm của lăng a chữa cháy
Lăng a chữa cháy hay còn được gọi là lăng phun D65.
Cấu tạo của lăng phun chữa cháy
Lăng được làm từ hợp kim nhôm, thau, inox, thau và được gắn trực tiếp vào vòi chữa cháy, tùy vào điều kiện bạn có chọn loại lăng phun cho phù hợp.
Những thông số cơ bản của lăng a chữa cháy:
– Model: lăng phun A-D65
– Chất liệu chế tạo lăng a chữa cháy: hợp kim nhôm
– Tầm xa: ≥25
– Áp suất phun: ≥10 bar
– Kích thước: D65
Đặc điểm lăng b chữa cháy
Lăng b chữa cháy dùng để dẫn chất chữa cháy vào trong đám cháy. Lăng thường được để trong hộp tủ chứa thiết bị phòng cháy chữa cháy cùng với vòi chữa cháy. Vì thế, sẽ rất thuận tiện khi cần sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp.
Như đã nói, lăng b chữa cháy còn được gọi là lăng phun D50 được làm từ chất liệu hợp kim có độ bền cao. Lăng phun được thiết kế để có thể lắp đồng bộ với vòi chữa cháy D50, có đường kính 50mm.
Tiết diện của đầu phun được thiết kế là 13mm, giúp tăng áp suất phun của nước và làm tăng hiệu quả cao trong quá trình dập tắt các đám cháy.
Được thiết kế đầu phun nhỏ gọn và có các khớp nối rất dễ dàng cho việc lắp đặt. Nên mọi thao tác lắp ráp lăng b chữa cháy vào vòi phun chữa cháy được diễn ra rất nhanh, không làm mất nhiều thời gian khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
Bảng Giá Lăng Phun Chữa Cháy Mới Nhất
Van góc D50 | Cái | 145 |
Van góc D65 | Cái | 210 |
Lăng phun D50 | Cái | 55 |
Lăng phun D65 | Cái | 65 |
Lăng phun tay gạt DN50 | Cái | 350 |
Họng chờ tiếp nước | Cái | 700 |
Khớp nối vòi DN50 | Bộ | 55 |
Khớp nối vòi DN65 | Bộ | 65 |
Tiêu chuẩn lắp đặt lăng phun chữa cháy
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7336:2003 về phòng cháy chữa cháy-hệ thống Sprinkler tự động-yêu cầu thiết kế và lắp đặt cho phép lắp đặt họng nước chữa cháy vách tường và lăng phun bọt cầm tay trên đường ống cấp nước cung cấp có đường kính từ 70mm trở lên của hệ thống sprinkler chữa cháy bằng nước và bằng bọt.
Cụm thiết bị sprinkler với 12 họng nước chữa cháy trở lên và 12 lăng phun bọt trở lên phải có 2 đường ống cấp. Đối với các thiết bị đầu phun có từ 2 cụm trở lên thì cho phép nối đường cấp thứ hai có khóa với cụm bên cạnh, nhưng phải đảm bảo là trên van điều khiển phải bố trí van đóng mở bằng tay.
Điều 10.18, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622: 1995, Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình- Yêu cầu thiết kế quy định tại mỗi họng chữa cháy trong nhà phải có đặt van khóa, lăng phun nước và cuộn vòi mềm có đủ độ dài theo tính toán. Trong môi nhà, đường kính ống, chiều dài cuộn vòi mềm, đường kính lăng phải sử dụng cùng loại.
Theo TCVN 4513:1988, Cấp nước bên trong-Tiêu chuẩn thiết kế, khi tính toán áp lực nước ở đầu lăng phun nước, tâm của họng chữa cháy trong nhà phải bố trí ở độ cao l,25 so với mặt sàn. Mỗi họng chữa cháy trong nhà phải có một ống vòi rồng chiều dài 10m hoặc 30m có đủ đầu nối và một lăng phun nước được đặt trong tủ riêng biệt.
Trong cùng một nhà, cấm không được dùng nhiều kiểu đầu nối ống vòi rồng và lăng phun nước có nhiều kiểu hoặc có đường kính khác nhau.
Kiểm tra, bảo trì lăng phun chữa cháy
Mục 8.3.5, TCVN 3890:2009 về phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình- trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng quy định: mỗi năm một lần tiến hành phun thử, kiểm tra chất lượng toàn bộ lăng phun đã trang bị, vệ sinh toàn bộ các lăng phun nước, thay mới những thiết bị không đảm bảo chất lượng.
Chú ý trong quá trình lắp đặt lăng
– Xuất hiện hiện tượng quay tròn quanh trục khi dòng chảy ra khỏi miệng lăng. Mục đích là để làm giảm được đáng kể chất lượng của tia nước. Ngoài ra điều này còn giúp đảm bảo cho việc các tia nước luôn đi thẳng. Sử dụng các lăng chữa cháy có lưu lượng vừa và lớn sẽ được lắp thêm thiết bị nắn dòng chảy. Khi dòng chảy đi qua thiết bị nắn dòng lúc này lăng chữa cháy sẽ được nén lại. Điều này sẽ cho phép sự loại trừ và hình thành các dòng xoáy phụ và giúp loại trừ sự giãn dòng đột ngột.
– Chất lượng tia nước sẽ bị ảnh hưởng lớn bới kết cấu của lăng. Khi một lăng chữa cháy có kết cấu đã hoàn chỉnh sẽ tạo được tia nước đi thẳng.
– Biên dạng của lăng chữa cháy được tính theo nguyên tắc: Vận tốc hoặc động năng sẽ tăng đều dọc theo biên dạng của lăng.Việc này giúp cho dòng chảy qua lăng không bị va đập.
Lăng chữa cháy là gì? Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏi này và cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin hữu ích về lăng chữa cháy.