Ngày nay có rất nhiều loại bình chữa cháy, mỗi loại hoạt động tốt nhất cho một đám cháy cụ thể. Vậy làm sao để phân biệt các loại bình chữa cháy và tên gọi, ký hiệu của các loại bình chữa cháy thông dụng nhất hiện nay. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ nói rõ hơn cho bạn.
Các loại đám cháy và chữ viết tắt trên bình chữa cháy
- A: Đám cháy bắt nguồn từ những vật rắn như: gỗ, giấy, lụa, nhựa,…
- B: Đám cháy chất lỏng như cồn, xăng, dầu,…
- C: Đám cháy liên quan đến chất khí: gas, metan,…
- D: Đám cháy bắt nguồn từ những kim loại K, Na, Mg,…
- E: Đám cháy liên quan đến những thiết bị điện
Ký Hiệu Bình Chữa Cháy CO2
Trên bình chữa cháy CO2 thường được ghi rõ với các kí hiệu như MT3, MT5, MT24 để người sử dụng dễ dàng nhận biết ngay lập tức.
– Bình CO2 không có đồng hồ áp suất
– Vòi bình CO2 là ống loe
– Trên bình CO2 sẽ có ký hiệu MT hoặc CO2
+ MT: là ký hiệu bình khí CO2 còn số tiếp theo chỉ trọng lượng bình (kg). Ví dụ: MT3 là bình chữa cháy CO2, có khối lượng là 3 kg
Ký hiệu bình chữa cháy Co2
Giải Thích Ký Hiệu
– Góc trên bên trái là logo thương hiệu của sản phẩm
– Góc trên bên phải bao gồm thông số loại bình, trọng lượng bình và mã nhận biết (đây là phần quan trọng nhất để biết được đó là bình chữa cháy loại nào)
– Ở giữa bên trái chia làm ba phần là 3 bước thao tác chữa cháy nhanh đối với bình CO2
– Phần 4 ô nhỏ là biểu thị 4 dạng đám cháy phổ biến và các dấu tích chọn thể hiện khả năng dập cháy của bình cho những loại lửa tương ứng
– Specification là tóm tắt thông số kỹ thuật của bình như nhiệt độ hoạt động, áp suất vận hành, trọng lượng,…
Ký hiệu bình chữa cháy dạng bột
Bình chữa cháy dạng bột chứa loại bột hóa học tổng hợp có tính kháng lửa với rất nhiều hỗn hợp khác nhau để phục vụ mục đích dập lửa khác nhau. Phổ biến nhất chúng ta có thể chia ra thành 3 dạng vật liệu cháy như sau:
– Chất cháy dạng A: chất liệu rắn như gỗ, giấy, nhựa, …
– Chất cháy dạng B: chất liệu lỏng như cồn, xăng, dầu, …
– Chất cháy dạng C: chất liệu khí như gas, metan, …
Nhận Biết Ký Hiệu Bình Chữa Cháy Dạng Bột
Trên thân bình dạng bột chữa cháy có các ký hiệu: MFZ, MFZL tương ứng với chúng loại BC, ABC cho biết đây là bình dạng bột. Phần chữ cái BC và ABC dùng để nhận biết khả năng dập lửa đối với các chất liệu tương ứng như đã nói bên trên: Các số 2, 4, 8 theo sau là số ký trọng lượng bột ở bên trong bình
Ký hiệu trên bình bột chữa cháy
– Bình chữa cháy dạng bột có đồng hồ áp suất
– Vòi bình nhỏ và thon
– Trên bình có các ký hiệu nhận biết như: MFZ, MFZL hoặc BC, ABC
– Ký hiệu trên bình chữa cháy bằng bột có ý nghĩa sau:
+ MFZ, MFZL, BC, ABC cho biết đầy là bình dạng bột
Lưu ý: BC, ABC còn có ý nghĩa riêng, dùng nhận biết khả năng dập cháy với các ngọn lửa khác nhau.
A: chữa các đám cháy chất rắn như gỗ, bông, vải, sợi,…
B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng, dầu, cồn, rượu,…
C: chữa các đám cháy chất khí như gas (khí đốt hóa lỏng),…
Ví dụ: Bình chữa cháy ký hiệu MFZL2, trên bình có ghi ABC: MFZL biểu thị cho bình chữa cháy dạng bột, ABC là chữa được tất cả các đám cháy và 2 là khối lượng bột trong bình.
Giải Thích Ký Hiệu Bình Chữa Cháy Dạng Bột
– Góc trên bên trái là logo thương hiệu của sản phẩm
– Góc trên bên phải bao gồm thông số loại bình, trọng lượng bình và mã nhận biết (đây là phần quan trọng nhất để biết được đó là bình chữa cháy loại nào)
– Ở giữa chia làm 4 phần là 3 bước thao tác chữa cháy nhanh đối với bình bột khô và 1 phần lưu ý khi sử dụng
– Phần 4 ô nhỏ là biểu thị 4 dạng đám cháy phổ biến và các dấu tích chọn thể hiện khả năng dập cháy của bình cho những loại lửa tương ứng
– Specification là tóm tắt thông số kỹ thuật của bình như nhiệt độ hoạt động, áp suất vận hành, trọng lượng,
Bình bọt Foam chữa cháy AFFF
Bọt Foam chữa cháy là gì?
Hiểu 1 cách đơn giản thì bọt chữa cháy Foam là 1 mảng bọt có khối lượng lớn, có tính bền chứa đầy không khí, có tỷ trọng nhỏ hơn xăng, dầu hoặc nước. Foam được cầu tạo từ 3 thành phần chính: nước, bọt cô đặc và không khí. Nước được trộng với bọt cô đặc tạo thành dung dịch Foam. Sau đó, dung dịch này lại được trộn thêm với không khí để tạo ra bọt chữa cháy có đủ khả năng dập tắt đám cháy.
Ký hiệu bình chữa cháy Foam AFFF là chất bọt sẽ tạo ra 1 màn dương phủ trên mặt phẳng của nhiên liệu có hydrocarbon. Foam ARC- alcohol-resistant concentrate là chất bọt mà sẽ tạo ra một màn nhầy trên mặt phẳng của loại nhiên liệu không hòa tan.
Khi mua bình chữa cháy hãy lưu ý ký hiệu các loại hình chữa cháy
+ Bình phải có tem kiểm định an toàn của Bộ công an dán trực tiếp lên bình
+ Có giấy tờ CO- CQ về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
+ Yêu cầu biên bản kiểm định chất lượng
+ Kiểm tra trọng lượng bình có đúng với quy cách trên tem dán ngoài không
+ Kiểm tra bình có dấu vế hàn hay sơn lại không
Trên đây là 1 số thông tin về các ký hiệu bình chữa cháy thông dụng nhất mà anh em cần nắm bắt được trước khi chọn mua và sử dụng. Bên cạnh đó, khi chữa cháy, anh em cũng đừng quên trang bị thêm mặt nạ phòng độc tránh việc hít phải quá nhiều khói gây hại cho sức khỏe bản thân.